Dự án sách của Huongcolor
Vietthi Company Limited
Vietnam Colors Scheme
2020-2021 Hệ màu Việt Nam
vietnamcolor.vn
Lụa Thái: từ văn hoá cổ truyền tới thời trang đương đại

Lụa Thái: từ văn hoá cổ truyền tới thời trang đương đại

Lụa Thái, khác với lụa Việt, không mỏng manh, càng không dịu dàng, lụa Thái dày dặn và mạnh mẽ. Nếu như lụa Việt Nam luôn được ví như nước, nhẹ bẫng, chỉ có thể cảm nhận bằng hơi thở thì lụa Thái lại mềm mại theo cách kiên cường như truyền thống văn hoá của Đất nước này.

Từ lịch sử bắt đầu cách đây hơn 3000 năm, lụa Thái Lan tưởng chừng bị lãng quên lại thức dậy vào những năm 50 trên sân khấu Mỹ, cho tới nay đã phát triển mạnh mẽ, trở thành nguyên liệu hàng đầu cho ngành công nghiệp thời trang cao cấp tại Thái Lan. Có thể nói đây chính là biểu tượng văn hoá rực rỡ không thể phai nhoà của xứ Chùa Vàng

Từ thiên niên kỉ tưởng chừng đã bị lãng quên với xuất phát điểm cách đây hơn 3000 năm, bỗng dưng lại xuất hiện trên cả sân khấu văn hoá tại Mỹ những năm 50, chúng ta không thể phủ nhận công sức của Jim Thompson – “Ông vua lụa Thái”. Đấy là từ ngữ tôn kính của người đời dành tặng Jim Thompson, vị vua không ngai của ngành lụa, đã có công lớn giới thiệu những nét hoa mỹ, đặc sắc của lụa Thái đến toàn cầu. Nhờ có thời gian tham gia quân ngũ, những chuyến đi đây đó trên địa bàn Thái Lan đã giúp Jim Thompson phát hiện ra giá trị vô giá của ngành lụa nhưng chẳng được ai chú ý.

Lụa Thái: từ văn hoá cổ truyền tới thời trang đương đại

Lụa Thái: từ văn hoá cổ truyền tới thời trang đương đại

Hoàng gia Thái Lan, tất nhiên, luôn chú ý tới lụa và ngành công nghiệp phát triển lụa, bởi một nước Xiêm được biết đến qua những bộ trang phục cổ truyền vô cùng độc đáo, đã trở thành đặc trưng. Chúng ta khó có thể quên đi hình ảnh những công chúa Thái lan trong chiếc áo lụa phom cứng, vai ngang rộng, thắt eo và váy quấn dài, hay những nàng vũ công cổ truyền với áo lụa lệch vai màu sắc lấp lánh, cuối cùng là Quốc phục Thái Lan (hay còn gọi là Sabai) mềm mại với đường gấp nếp tại ngực.

Lụa Thái: từ văn hoá cổ truyền tới thời trang đương đại

Lụa Thái: từ văn hoá cổ truyền tới thời trang đương đại

Đặc biệt là Hoàng hậu Sirikit, người có ảnh hưởng sâu sắc trong ngành lụa Thái. Khuôn viên của hoàng cung trên trục lộ Na Phra Lan có một tòa kiến trúc đặc biệt xây theo phong cách Ý từ năm 1870, được Hoàng hậu Sirikit lựa chọn để mở ra một bảo tàng lụa mang tên mình (Queen Sirikit Silk Museum) từ năm 2003. Thái Lan có 8 mẫu quốc phục, tất cả đều làm từ lụa Thái và do Hoàng hậu Sirikit giới thiệu và tôn vinh từ những năm 50 của thế kỷ trước. Tên gọi các bộ quốc phục là: Thai Dusit, Chakri, Ruean Ton, Chit Lada, Amarin, Borom Phiman, Chakkraphat và Thai Siwalai.

Lụa Thái: từ văn hoá cổ truyền tới thời trang đương đại

Lụa Thái: từ văn hoá cổ truyền tới thời trang đương đại

Hoàng hậu Sikirit thời còn trẻ

Lụa Thái được sản xuất từ kén tằm Thái. Những người thợ, chủ yếu tới từ cao nguyên Khorat vùng Đông Bắc Thái Lan, chăm sóc sâu bướm với một chế độ ăn uống khoa học và ổn định của là dâu tằm. Khorat là trung tâm ngành tơ lụa ở Thái Lan và là nhà cung cấp đầu nguồn lâu đời qua nhiều thế hệ. Kể từ khi lụa truyền thống được dệt tay, mỗi loại lụa luôn là độc nhất, và lụa Thái chỉ được dành riêng cho những dịp đặc biệt hoặc trong cuộc sống quý tộc Hoàng gia vì lý do chi phí cao để sản xuất sản phẩm này. Việc sản xuất lụa Thái Lan bắt đầu từ quy trình Bombyx, một loại sâu tơ nhỏ sinh ra từ trứng của sâu bướm lụa. Trong năm đầu tiên, loại sâu này sẽ ăn lá dâu tằm trước khi xây nên tổ kén giòn tan của chúng. Ở dạng kén ban đầu, tơ sống sẽ thô ráp và không đều, người thợ dệt Thái Lan tách riêng các kén đã hoàn thành khỏi bụi dâu và ngâm chúng trong một thùng nước sôi để tách sợi tơ ra khỏi sâu bướm bên trong cái kén.

Lụa Thái: từ văn hoá cổ truyền tới thời trang đương đại

Lụa Thái: từ văn hoá cổ truyền tới thời trang đương đại

Bombyx thường tạo ra các sợi tơ có nhiều màu sắc khác nhau, từ vàng nhạt đến xanh lục rất nhẹ, với chiều dài thay đổi từ 500 đến 1.500 mét trên mỗi kén. Một sợi chỉ đơn là quá mỏng để sử dụng, do đó, phụ nữ Thái kết hợp nhiều sợi và cụm màu khác nhau để sản xuất một lớp vải dày hơn, từ đó có thể sử dụng. Họ làm điều này bằng cách quay tay các sợi chỉ lên một trục gỗ để tạo ra một sợi tơ thô đồng nhất. Quá trình kì công phải mất gần tới 40 giờ để sản xuất một nửa kg lụa Thái. Phần lớn các sợi tơ này cho tới thời nay vẫn được quay tay. Sự khác biệt của kĩ năng này so với dệt công nghiệp là việc tạo ra ba lớp lụa: hai lớp mịn lý tưởng cho các loại vải nhẹ và một lớp dày dặn cho các loại vải nặng hơn. Vải lụa sau đó được ngâm trong nước nóng và tẩy trắng trước khi nhuộm để loại bỏ màu vàng tự nhiên của sợi tơ Thái Lan. Để làm điều này, các sợi tơ tằm được ngâm trong các bể lớn hydrogen peroxide. Sau khi rửa sạch và sấy khô, tơ tằm được dệt bằng máy dệt tay truyền thống. Tơ tằm là một loại lụa đặc trưng với xơ là thành phần chủ yếu, nó có kết cấu liên tục của các sợi filament, mang tới cảm giác thô và dày dặn. Chất xơ của loại vải này không bóng như lụa dâu từ Bombyx. Với chất vải chắc khoẻ, bền và đàn hồi, các nhà thiết trẻ Thái Lan đã tận dụng triệt để, sáng tạo nên những thiết kế thời trang giao thoa giữa truyền thống và hiện đại.

Lụa Thái: từ văn hoá cổ truyền tới thời trang đương đại

Lụa Thái: từ văn hoá cổ truyền tới thời trang đương đại

Hình ảnh từ show diễn thời trang tri ân Hoàng hậu Sirikit mang tên “Contemporary Essence” tại Trung tâm thương mại Central World 

Lụa Thái: từ văn hoá cổ truyền tới thời trang đương đại

Bộ ảnh lấy cảm hứng từ Lụa và lối sống hiện đại của sinh viên thiết kế Chiangmai

Nhằm mục đích xác định dễ dàng được các loại lụa Thái Lan và mong muốn bảo vệ bản quyền, phòng chống sao chép bất hợp pháp, Bộ Nông Nghiệp đã sử dụng biểu tượng con công với màu sắc khác nhau. Con công vàng: Sản phẩm cao cấp dành cho Hoàng gia, sản xuất từ giống tằm bản địa hiếm và thủ công truyền thống. Con công bạc: Dòng lụa cổ điển phát triển từ giống tằm đặc biệt, sản xuất thủ công. Con công màu xanh dương: Lụa Thái Lan đặc trưng từ sợi tơ tằm thuần tuý, không xác định cụ thể phương pháp sản xuất và cho phép nhuộm bằng màu hoá học. Con công xanh lá cây: Lụa Thái pha, được trộn cùng các loại vải khác và không rõ phương pháp sản xuất.

Lụa Thái: từ văn hoá cổ truyền tới thời trang đương đại

Nhà thiết kế Wisharawish Akarasantisook ra mắt BST “Art of Thai Silk” năm 2016. Đến từ một tỉnh Đông Bắc Thái Lan, phong cách của anh là một phiên bản đã chỉnh sửa của người Isan. “Đây chính là quê hương tôi, những người dân nơi đây luôn vui vẻ và tiệc tùng, cuộc sống quả thật không dễ dàng gì, vì vậy chúng ta cần hưởng thụ. Tôi thích những người phụ nữ xuất hiện sang trọng, quý phái một cách thoải mái nhất trên chất liệu lụa truyền thống”.

Lụa Thái: từ văn hoá cổ truyền tới thời trang đương đại

Lụa Thái: từ văn hoá cổ truyền tới thời trang đương đại

Ngày nay, cũng như ở thị trường lụa Việt Nam, ta không gặp khó khăn để tìm mua những sản phẩm lụa ngoài chợ vải hay trung tâm thương mại, tuy nhiên chất lượng lại không được như lụa chính thống. Nếu như cảm thấy giá cả của sản phẩm quá lời cho người mua thì hãy cảnh giác với chất liệu giả. Lụa không chỉ là một loại chất liệu thời trang, nó còn là nét văn hoá biểu trưng của Đất nước, vì thế mà chính phủ Thái Lan đã lưu giữ và bảo vệ nguồn gốc của ngành lụa Thái như bảo tàng lụa Hoàng hậu Sirikit, nhà lụa Jim Thompson hay nhà máy sản xuất Jim Thompson. Bên cạnh đó, còn rất nhiều những làng nghề truyền thống tại miền Bắc Thái Lan, nơi người dân vẫn còn trồng dâu, nuôi tằm, tiếp tục phát triển và nuôi dưỡng những tinh hoa mà ông cha họ để lại.

Lụa Thái: từ văn hoá cổ truyền tới thời trang đương đại

Nhà lụa Jim Thompson

Lụa Thái: từ văn hoá cổ truyền tới thời trang đương đại

Những trang phục đương đại được trưng bày tại Bảo tàng Hoàng Hậu Sirikit do Pierre Balmain năm 1981 thiết kế

Bài dịch: Chi Hoàng. Bản quyền thuộc về Vietnamcolor.vn, vui lòng ghi rõ nguồn khi muốn sao chép. 

——————————————————————————-

Pro Creative Course I Khóa học SÁNG TẠO, 6 buổi/tháng (cho mỗi môn học): Writing, Storytelling, Art, Design, Creativity. Học viết, thiết kế, tìm hiểu nghệ thuật, phương pháp tư duy, xây dựng giá trị cốt lõi của sáng tạo. Hotline: 0934068088 Email: Creative.proclass@gmail.com . Office: Công ty TNHH MTV Việt Thị . Address: 30, đường C18, phường 12, quận Tân Bình – HCM. 

 

Dự án sách của Huongcolor.
Vietthi Company Limited.
Vietnam Colors Scheme.
2020-2021 Hệ màu Việt Nam
SHARE