Dự án sách của Huongcolor
Vietthi Company Limited
Vietnam Colors Scheme
2020-2021 Hệ màu Việt Nam
vietnamcolor.vn
Georgia O'Keefee: Đóa hoa lục sắc nở rộ

Phần 2: Bước đầu trở thành một giám tuyển nghệ thuật

Về cơ bản, bạn có thể hiểu rằng một giám tuyển nghệ thuật có trách nhiệm quản lý một bộ sưu tập hội họa và tổ chức các buổi triển lãm. Nhưng nếu bạn bị kẹt ở trên một chuyến bay đêm dài 42 tiếng, đây là một bối cảnh mà bạn có thể dùng để mô tả về nghề này.

Đây là tuyển tập bài viết hướng dẫn tất cả những gì bạn cần biết để trở thành một Giám tuyển Nghệ thuật chuyên nghiệp, biên soạn bởi nhà xuất bản Fabjob và lược dịch bởi Fashionnet. Qua các bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những công cụ và kĩ thuật cần thiết để bước vào thế giới nghệ thuật và làm việc tại bảo tàng hoặc làm việc độc lập.

Vậy các giám tuyển nghệ thuật thực sự phải làm gì? Đây là câu hỏi mà bạn sẽ nghe từ bạn bè, người thân, những người lạ, người ngồi cạnh bạn trên máy bay, và bác sĩ của bạn khi bạn phải điền những cái đơn phiền toái. Khi những đứa trẻ được hỏi về nghề mà chúng muốn trở thành khi lớn lên, rất ít sẽ trả lời “giám tuyển nghệ thuật”.

Về cơ bản, bạn có thể trả lời rằng một giám tuyển nghệ thuật có trách nhiệm “trông nom” một bộ sưu tập hội họa và tổ chức các buổi triển lãm. Nhưng nếu bạn bị kẹt ở trên một chuyến bay đêm dài 42 tiếng, đây là một bối cảnh mà bạn có thể dùng để mô tả về nghề này.

Ghi chú: Câu chuyện cực kì cuốn hút sau đây được dựa trên nửa thật nửa hư cấu.

Khởi đầu: Làm trợ lý giám tuyển nghệ thuật

Giả sử bạn vừa mới tốt nghiệp đại học với một bằng cấp cao (ví dụ như tiến sĩ hay thạc sĩ) trong lịch sử hội họa từ những năm 1920 đến những năm 1940. Bạn được nhận làm trợ lý giám tuyển nghệ thuật tại Bảo tàng Nổi tiếng (một bảo tàng hư cấu, thường được nói tắt thành BTNT bởi các nhân viên ở đó). Vào ngày đầu tiên trong công việc, giám tuyển nghệ thuật tiền bối gọi bạn vào văn phòng của ông/bà ấy và nói, “Một người buôn tranh địa phương đưa ra đề nghị chúng ta nên mua một bộ sưu tập gồm 10 bức tranh mà bà ấy nghĩ rằng có niên đại từ những năm 1920 hoặc 1930. Hãy đi tìm hiểu và xem chúng ta có thực sự muốn những bức tranh đó trong bộ sưu tập của chúng ta.”

Bạn đi tới phòng trưng bày của người buôn tranh và ngó nghiêng các bức tranh đấy. Đeo một đôi găng tay cotton trắng để không vô tình đánh dấu hay để lại những vết bẩn từ các ngón tay lên mảnh giấy, bạn từ tốn xem qua từng bức tranh, để ý thấy rằng mỗi bức tranh đều có một dòng chữ nhỏ được ghi ở góc dưới cùng bên phải: “G.W. cho P.P.” Trong lúc bạn đang xem qua một lượt các bức tranh, người buôn tranh cho phép bạn chụp ảnh (làm ơn, không flash!) mỗi bức tranh để có thể lấy làm tư liệu khi bạn quay trở lại văn phòng. Bạn cũng viết xuống một vài dòng mô tả và một vài ghi chú trong lúc bạn nghiên cứu các tác phẩm.

Quay trở lại bảo tàng, bạn bắt đầu sắp xếp lại các bức ảnh của tác phẩm. Nét vẽ của các bức tranh đều rất tròn trịa, nhưng vẫn chi tiết. Chủ thể của gần như tất cả tác phẩm đều là các giai đoạn khác nhau của một ngày trong mùa vụ gặt hái, bao gồm cả cảnh những người đàn ông sử dụng máy cày và cảnh dọn dẹp để bắt đầu ăn tối. Những người phụ nữ và trẻ con thì ở trong bếp chuẩn bị bữa ăn và giặt giũ quần áo. Trang bị cho mình các bức ảnh kỹ thuật số, bạn đi tới thư viện.

“G.W., G.W., G.W.,” bạn liên tục lẩm bẩm trong lúc đi qua dãy sách về lịch sử hội họa. Và bạn đã tìm thấy nó: một loạt các cuốn sách về họa sĩ người Mỹ vĩ đại đó. “Grant Wood!” bạn hét lên.

Sự thật thú vị: Grant Wood (Mỹ, 1891 – 1942) là một họa sĩ theo trường phái chủ nghĩa khu vực Bắc Mỹ vừa chế nhạo và sau đó tôn kính văn hóa và lịch sử của Mỹ trong các tác phẩm của ông. Bức tranh nổi tiếng nhất của ông ấy là American Gothic (1930) trong bộ sưu tập riêng trong Viện Nghệ thuật của Chicago, vẽ về một người đàn ông có vẻ mặt nghiêm trọng cầm một cái chĩa cạnh đứa con gái của ông ấy, đứng trước căn nhà của họ và để lộ ra một khung cửa sổ phong cách Gothic.

Phần 2: Bước đầu trở thành một giám tuyển nghệ thuật
Phần 2: Bước đầu trở thành một giám tuyển nghệ thuật

Viện Nghệ thuật của Chicago

http://www.artic.edu/aic/

Bạn nhanh chóng lấy ra tất cả các cuốn sách và bắt đầu lục qua các trang giấy để tìm các bức ảnh tương tự. Bạn tìm thấy một bức tranh tường tại thư viện của ISU (viết tắt cho Đại học tỉnh Iowa) trông na ná với chủ thể, nhưng không giống hoàn toàn, nên bạn kiểm tra các cuốn sách liên quan rồi quay trở lại với BTNT (dừng chân ở một tiệm cà phê gần đó để nạp lại năng lượng).

Với một cốc cà phê trong tay, bạn dành cả buổi chiều và mấy ngày sau đó (dĩ nhiên là xen kẽ giữa các việc làm khác của bạn, như viết tiêu đề cho các buổi triển lãm sắp tới và gọi cho một họa sĩ để xác nhận về một buổi workshop mà cô ấy sẽ làm về kỹ thuật ghép ảnh) đọc đi đọc lại các cuốn sách và tìm trên Internet về Grant Wood và những bức ảnh của ông về nông dân và các cảnh gia đình. Nhìn vào trang web thư viện của ISU, dường như các bản phác thảo này ít nhất cũng có vẻ liên quan đến các bức tranh tường tại trường.

Bạn quyết định bắt đầu một cuộc trò chuyện qua thư điện tử với một giám tuyển nghệ thuật trong phòng ban nghệ thuật của trường, và họ có đưa ra đề nghị trao đổi một vài bức ảnh của bạn với rất nhiều các bức ảnh khác về bức tranh tường được vẽ vào những năm 1930. Bạn lục qua những tấm ảnh được đính kèm trong bức thư điện tử và úm ba la, khoảnh khắc tuyệt vời của sự khám phá. Một trong những bức tranh của một bé gái đang bóc vỏ cam chắc chắn nhìn rất giống với một bản phác thảo cho bức tranh tường “Nữ công Gia chánh” mà có trên cầu thang ở hành lang trong tòa nhà cũ của thư viện.

Sự thật thú vị: Đúng rồi đấy, thư viện của ISU thực sự có một bức tranh tường của Wood, nhưng hình ảnh của bé gái đó không tồn tại. Thực chất thì… chưa tồn tại. Điều đó sẽ phụ thuộc vào BẠN để tìm ra nó.

Nhưng tại sao lại có những chữ ký tắt G.W. và P.P. trên những bức tranh? Bạn gửi câu hỏi này qua email cho người giám tuyển nghệ thuật tại trường đại học, và họ kiểm tra lại tất cả các thông tin họ có về những bức tranh tường, nhưng không tìm thấy gì, họ viết. Không có bất cứ thông tin gì về người “P.P.” Nên bạn quyết định xem các tài liệu của Grant Wood tại Kho lưu trữ Hội họa Mỹ của Viện Smithsonian.

AAA (viết tắt cho Kho lưu trữ Hội họa Mỹ)

http://www.aaa.si.edu

AAA là một kho lưu trữ các tài liệu của họa sĩ, bao gồm tất cả mọi thứ từ nhật ký tới tờ rơi triển lãm tới các hóa đơn từ luật sư. AAA từng là nguồn thông tin chính cho luận văn của bạn “Chân váy và Giấc mơ Nước Mỹ: Hình ảnh của những nữ thợ may vào những năm 1930,” và họ mới số hóa một phần bộ sưu tập của họ và đăng lên web (rất là tiện lợi, vì bạn đang cách hàng ngàn cây số với trụ sở của họ tại Washington, D.C.)

 AAA có hơn 200 ghi chép về Grant Wood. Một ngày nào đó, khi bạn có một trợ lý giám tuyển nghệ thuật, bạn có thể hỏi người đó để lục lọi tất cả thông tin này, nhưng tới lúc đó thì sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào bạn thôi. Xuyên suốt 4 ngày bạn đọc lại các bức thư về nhà của Wood từ lúc ông ấy còn đang đi chu du ở châu Âu, xem qua các cuốn sổ phác thảo hài hước về mấy trò điên rồ của hàng xóm, và đọc các hóa đơn từ những chủ nợ trước khi bạn nhìn thấy bức thư từ “Mùa hè 1938” từ Grant Wood tới Pablo Picasso. Picasso? Picasso, có lẽ là họa sĩ vĩ đại nhất của thế kỷ thứ 20, người mà đã giới thiệu trường phái trừu tượng và chủ nghĩa biểu hiện và gần như là phản đề của sự tôn vinh về chủ nghĩa Bắc Mỹ của Wood? Ừ thì, đúng, đó là một bức thư cho Picasso. Và trong đó Wood viết “Thân gửi Pablo, cảm ơn vì những quả quýt clementine. Tôi không thể chỉ ăn một quả được. Để tỏ lòng biết ơn, tôi sẽ gửi một vài bản phác thảo của một đơn hàng gần đây. Hãy gửi thêm quýt, Grant.”

Sự thật thú vị: Quýt clementine tồn tại, nhưng mối quan hệ giữa Wood và Picasso thì khó có thể.

Bạn xông vào văn phòng của giám tuyển nghệ thuật tiền bối. “Người buôn tranh nói là họ đã mua những bức tranh này ở đâu?” bạn hỏi. “Tại một chợ trời ở Pháp,” ông/bà ấy trả lời. Bạn mỉm cười và quay trở lại với máy tính của mình để viết một Báo cáo Cân nhắc Mua bán cho hội đồng quản trị. Hội đồng của bảo tàng phải phê duyệt tất cả đơn hàng và quà tặng được gửi tới bảo tàng. Các báo cáo này sẽ tóm tắt tác phẩm nghệ thuật và tại sao nó nên được đưa vào bộ sưu tập riêng của bảo tàng. Đây là bản báo cáo của bạn:

BÁO CÁO CÂN NHẮC MUA BÁNTựa đề: Chưa có [10 bức tranh, có khả năng liên quan đến bức tranh tường tại thư viện của Đại học tỉnh Iowa]

Họa sĩ: Grant Wood (American, 1891-1942)

Chất liệu: Chì màu trên giấy

Thời điểm sáng tác: Không rõ, có thể là giữa những năm 1930

Chữ ký: Những chữ ký tắt “G.W. cho P.P.” ở góc dưới cùng bên phải ở mỗi tờ

Kích thước: Dài 15 inch x Rộng 13 inch

Tình trạng: Vui lòng xem tài liệu để tham khảo thêm chi tiết cho từng bức tranh. Tất cả 10 bức tranh đều trong tình trạng hoàn hảo và không có đánh dấu, vết nhăn hay vo, vết bẩn, hay vết mờ đáng kể.

Người bán/Nguồn: Ivan A. Rytoff Người buôn tranh. Springfield, Hoa Kỳ.

Giá: $20,000

Tóm tắt:

Sinh ra tại Iowa vào 1891, Grant Wood đã trở thành một trong những họa sĩ nổi tiếng nhất của Mỹ vào thế kỉ 20, chủ yếu nhờ vào bức tranh khét tiếng American Gothic (1930, Viện Nghệ thuật của Chicago). Bức tranh đó đã từng và vẫn là nguồn cảm hứng cho rất nhiều hoạt hình, châm biếm và quảng cáo. Cùng với các họa sĩ người Mỹ Thomas Hart Benton và John Steuart Curry, Wood được coi là một trong những người tiên phong chính của chủ nghĩa Khu vực, một phong cách tập trung vào mô tả thực những con người và quang cảnh hằng ngày ở Mỹ, đặc biệt là các vùng xa xôi.

Từ 1910 đến 1923 Wood học hội họa tại một vài trường, bao gồm Đại học của Iowa, Viện Nghệ thuật của Chicago, và Académie Julien tại Paris. Sống chủ chính ở Iowa gần như suốt cuộc đời của ông, Wood được phong chức giám đốc bang cho Dự án Nghệ thuật cho Công trình Công cộng vào 1934 và sau đó giảng dạy tại Đại học của Iowa.

Wood miêu tả thế giới xung quanh ông trong một khuôn khổ lý thuyết, đôi lúc chỉ trích cuộc sống thị trấn nhỏ và những lúc khác lại đề cao vẻ đẹp của một lối sống giản đơn. Chủ đề ưa thích của ông bao gồm chân dung của gia đình và bạn bè (ví dụ như Woman with Plants, 1929, là một bức tranh về mẹ ông) và những hình tượng lịch sử và huyền thoại của Mỹ (ví dụ như Parson Weems’ Fable, 1939, vẽ về George Washington khi còn là một đứa trẻ đang chặt cây đào của bố).

Giống như những người theo cùng chủ nghĩa Khu vực, Wood chỉ trích trào lưu “nghệ thuật cho có” và tất cả những bức tranh trừu tượng và ảnh hưởng bởi châu Âu. Mặc dù được tôn vinh như một dạng anh hùng của nghệ thuật nhà làm, Wood mất sự ủng hộ trong giới nghệ thuật về cuối sự nghiệp của ông do chất liệu và phong cách chủ thể của ông bị coi là lỗi thời và cá biệt.

Vào giữa những năm 1930 Wood, giám đốc của Cục Quản lý Tiến độ Công việc của Iowa, đã thiết kế một bộ tranh tường để trang trí cho thư viện tại Đại học tỉnh Iowa ở Ames, Iowa. Bộ tranh gồm 8 phần lấy cảm hứng từ một câu nói của chính trị gia Daniel Webster từ 1840: “Khi nông nghiệp bắt đầu, các nghệ thuật khác sẽ theo sau. Những nông dân, vì vậy, là những cha đẻ của nền văn minh nhân loại.” Wood đã vẽ nên các bức tranh và thuê và chỉ bảo những họa sĩ trong Cục Quản lý Tiến độ Công việc để hoàn thành dự án. Chủ thể của những bức tranh tường bao gồm cảnh những người nông dân đang cày thảo nguyên và gom rơm và những người phụ nữ đang dọn dẹp nhà nông.

Những bức tranh đang cân nhắc mua có mối liên kết trực tiếp với những bức tranh tại thư viện của ISU. Việc trao đổi thông tin với một giám tuyển nghệ thuật tại bảo tàng của ISU xác nhận mối liên kết này. Dựa vào tiến trình đã hoàn thiện của những bức tranh, giám tuyển nghệ thuật của ISU và tôi đã đưa ra kết luận rằng những bức tranh này được hoàn thành sau những bức tranh tường do chúng trong có vẻ không phải là những bản phác thảo mà là những ghi chép của sản phẩm cuối cùng.

Có một điều thú vị là mỗi bức tranh đều có dòng chữ “G.W. cho P.P.” ở dưới cùng bên phải. Nghiên cứu qua các tài liệu cá nhân của Wood được cất giữ tại AAA cho thấy một bức thư từ Wood tới Pablo Picasso vào mùa hè 1938. Trong bức thư đó Wood đã viết, “Tôi sẽ gửi một vài bản phác thảo của một đơn hàng gần đây,” nhưng không có bất cứ một bản phác thảo nào được đính kèm với bức thư hay được cất trong bộ sưu tập của AAA mà có liên quan đến bức thư này.

Tôi đoán rằng bộ sưu tập những bức tranh này chính là những bức phác thảo mà Wood gửi tới Picasso vào 1938, bộ này có vẻ như đã được rao bán trên chợ gần đây và được mua bởi một người buôn tranh mà đang đem bán cho chúng ta. Mặc dù có thể chúng không phải là các bản phác thảo cho những bức tranh tường, chúng vẫn rất quý giá do chúng tượng trưng cho một mối quan hệ giữa Wood, được biết đến bởi sự khinh bỉ nghệ thuật châu Âu hiện đại, và Picasso, một bậc thầy của chủ nghĩa Hình khối. Những bức tranh này sẽ là một sự bổ sung tuyệt vời cho bộ sưu tập các tác phẩm chủ nghĩa Khu vực trên giấy của BTNT và sẽ là lần thâu tóm đầu tiên và duy nhất về tranh bởi Grant Wood. Chất liệu và phong cách của chủ thể sẽ phù hợp vô cùng với đa số các tác phẩm chủ nghĩa hiện thực của bộ sưu tập nói chung và bản thân họa sĩ nói riêng. Nếu được mua cho bộ sưu tập, nghiên cứu sâu hơn sẽ chắc chắn nâng cao giá trị của chúng.

Thư mục được tham khảo:

Tài liệu về Grant Wood tại Viện Smithsonian, Kho lưu trữ Hội họa Mỹ

James M. Dennis, Grant Wood: Nghiên cứu trong Hội họa và Văn hóa Mỹ (1986)

Wanda Corn, Grant Wood: Tầm nhìn của Chủ nghĩa Khu vực, ca ta lô của triển lãm, Bảo tàng Whitney về Hội họa Mỹ (1983)

Trang web thư viện của Đại học tỉnh Iowa:

http://www.lib.iastate.edu/art/gwood.html

Bạn đưa bản báo cáo này cho giám tuyển nghệ thuật tiền bối, và ông/bà ấy trình bày nó cùng với những bức tranh vào buổi họp hội đồng tiếp theo. Tất cả đều nhất trí; phấn khích về việc sở hữu các bức tranh của Wood, họ chấp thuận việc mua các bức tranh. Ngay hôm sau, giám tuyển nghệ thuật tiền bối dẫn bạn tới phòng trưng bày của người buôn tranh để mua những bức tranh và đem nó về bảo tàng.

Nguồn: FabJob

Bài dịch: Nguyễn Khôi Nguyên, bản quyền thuộc G studio, vui lòng ghi rõ nguồn khi muốn sao chép. 

________________________________________________

G Studio 

Art Design Center

vietnamcolor.vn – fashionnet.vn

Contact: 0903788646 – 0903975081

Email: Huongcolor.gstudio@gmail.com

Office: Vietthi Company Limited (Vietnam Vision)

30, C18 Street, ward 12, Tan Binh District – Hochiminh City

Pro Creative Course I Khóa học Art, Design, Creativity, Writing, Storytelling: 6 buổi/tháng (cho mỗi môn học): Học viết, thiết kế, vẽ và tìm hiểu lịch sử nghệ thuật, phương pháp tư duy, xây dựng giá trị cốt lõi của sáng tạo. Những bài giảng tạo ra những gợn sóng xung động trong tâm trí và trái tim, giúp bạn tìm thấy những nguyên tắc dẫn lối tài năng của mình đến với cái đẹp và sự sáng tạo. Khoá học là một cuốn sách hướng dẫn hành trình trải nghiệm. Đây là lời mời hít thở bầu không khí nghệ thuật tại G Studio để bạn cảm nhận cái đẹp từ cuộc sống, thiên nhiên và tâm hồn.

HuongColor I người sáng lập G Studio là nhà thiết kế, họa sĩ và giám đốc sáng tạo, biên tập tạp chí thời trang. 1996 tốt nghiệp ngành Thiết kế tại Hanoi University of Industrial Fine Art (UIFA), sau đó Huongcolor trở thành giám đốc sáng tạo của tạp chí Đẹp. 2007 cô sáng lập công ty truyền thông, quảng cáo Vietnam Vision (Vietthi Company Limited). Năm 2010, cô được bổ nhiệm giám đốc nội dung của Elle Magazine. 2016 sáng lập Vietnam Designer Fashion Week (VDFW). 2021 thành lập G_studio tư vấn chiến lược và định hướng sáng tạo, hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, thiết kế, nghệ thuật.

Dự án sách của Huongcolor.
Vietthi Company Limited.
Vietnam Colors Scheme.
2020-2021 Hệ màu Việt Nam
SHARE