Wassily Kandinsky (16/12/1866 – 13/12/1944) là một họa sĩ, thợ in và nhà lý luận người Nga. Kandinsky là cây đại thụ trong làng nghệ thuật. Ông là người đầu tiên khai phá các quy tắc hội họa trừu tượng thuần túy, mở đường cho trào lưu Trường phái biểu hiện và Nghệ thuật trừu tượng.
Circles in a Circle, 1923
Kandinsky lớn lên tại Odessa và học Kinh tế học, dân tộc học và luật tại Moscow năm 1886-1893. Năm 1896, Kandinsky tới sống tại München (Đức) và học tại trường tư thục Anton Ažbe và sau đó là Học viện Mỹ thuật München. Ông trở lại Moskva năm 1914 sau khi Thế chiến thứ nhất bùng nổ. Tuy nhiên, Kandinsky lại không có đồng quan điểm về những lý thuyết nghệ thuật chính thống tại Moskva (Nga) và quyết định trở lại Đức năm 1921. Sau đó ông tới dạy tại trường nghệ thuật và kiến trúc Bauhaus từ 1922 cho tới khi phát xít đóng cửa trường vào năm 1933. Kandinsky sau đó tới Pháp sống quãng thời gian cuối của cuộc đời và trở thành công dân Pháp năm 1939. Kandinsky qua đời tại Neuilly-sur-Seine năm 1944.
Several Circles, 1926
Kandinsky thích thú với âm nhạc và hội họa từ thời còn bé. Nhưng chỉ đến khi ông tham dự buổi diễn opera của Richard Wagner, Lohengrin, ông mới quyết định ngưng theo đuổi ngành luật. Ông cho rằng bản thân đã nhìn thấy những đường nét và màu sắc trong lúc nghe nhạc. Có giả thuyết cho rằng Kandinsky đã trải qua synesthesia (hiện tượng cảm giác kèm), có nghĩa là ông có thể cảm nhận bằng cả hai giác quan cùng một lúc, ở trường hợp này là màu sắc tạo ra âm nhạc hay ông nhìn thấy màu sắc trong lúc nghe nhạc. Những trải nghiệm này được ông khắc họa lại trong các tác phẩm của mình, và ông thường đặt tên tác phẩm theo thuật ngữ nhạc lí. Khi xem các bức tranh của ông, người xem dường như có thể nghe thấy âm thanh đang phát ra từ tấm bạt canvas.
Squares with Concentric Circles, 1913
Kandinsky cho rằng việc vẽ những đồ vật dễ nhận biết có thể sẽ làm hỏng tranh của ông. Thay vào đó ông muốn những bức tranh mình phần nào phải giống như âm nhạc: chúng chẳng mang một ý nghĩa đặc biệt gì, nhưng lại có một ảnh hưởng sâu sắc tới người xem. Giống như âm nhạc, Kandinsky tin rằng màu sắc và hình khối có thể gây cảm xúc. Trong quyển Concerning the Spiritual in Art, ông đã viết:
Black Lines, 1913
“Nhiều màu được miêu tả thô và nhớp nháp, trong khi một số khác thì mượt mà và chỉn chu hơn, khiến cho người họa sĩ muốn vẽ các đường nét gây hỗn loạn sự đồng nhất đó (xanh dương đậm, xanh lá crom, và hồng rose madder). Mối liên hệ giữa màu lạnh và màu nóng cũng tương tự như vậy. Một số màu trông nhẹ nhàng hơn (hồng madder), một số khác mạnh mẽ đến mức khô khan (xanh lá cobalt, xanh dương – xanh lá oxide). Nhiều người cũng cảm nhận được màu sắc có mùi hương riêng của nó. Cuối cùng, màu sắc có mối liên hệ mật thiết đến âm thanh đến mức không ai có thể miêu tả màu vàng chói bằng một nốt trầm, hay màu xanh đại dương bằng nốt thanh.
Composition VII, 1913
Màu sắc là sức mạnh ảnh hưởng trực tiếp đến tâm hồn. Tâm hồn là chiếc đàn piano, màu sắc là những phím đàn, còn đôi mắt là búa đàn. Người họa sĩ là người sử dụng bàn tay của mình để chơi đàn, quyết định nốt nhạc của mình, và mang đến những rung động trong tâm hồn”
Khẳng định rằng màu sắc và hình khối là hai vũ khí chính của hội họa, và định nghĩa hình khối là “những biểu hiện ra bên ngoài của ý nghĩa bên trong,” Kandinsky phân tích sự kết hợp giữa hai khái niệm này và những ảnh hưởng của nó về mặt tinh thần:
Improvisation 28, 1912
“Mối liên hệ giữa màu sắc và hình khối khơi lên những câu hỏi về ảnh hưởng của hình khối lên màu sắc. Hình khối khi đứng một mình, mặc dù mang thuần tính trừu tượng và hình học, lại có khả năng khơi gợi ý nghĩa từ bên trong. Một tam giác ( không quan trọng là tam giác nhọn, vuông hay đều) có giá trị tinh thần riêng của nó. Bằng cách kết nối với những hình khối khác, giá trị này được điều chỉnh, nhưng giữ nguyên chất lượng của mình. Điều tương tự cũng xảy ra với những hình khác như hình tròn, hình vuông… Sự ảnh hưởng qua lại giữa màu sắc và hình khối nay đã rõ ràng. Một tam giác vàng, vòng tròn xanh dương, hình vuôn xanh lá, hay tam giác xanh lá, vòng tròn vàng, hình vuông xanh dương – tất cả những sự kết hợp này đều khác biệt và mang một giá trị tinh thần khác biệt.”
Improvisation 31, 1913
Áp dụng những quy tắc sáng tạo của mình, Kandinsky trở thành một trong những họa sĩ đầu tiên vẽ ra các bức tranh ‘phi vật thể’, ví dụ như bức ‘Light Picture’ và ‘Black Lines’ ông vẽ năm 1913. Ông không vẽ tranh dựa trên những sự vật hiện hữu mà chỉ sử dụng màu sắc và hình khối để hình thành tác phẩm của mình. Những tác phẩm này không dựa trên những nhận thức hay quan sát từ thiên nhiên và nó được tự do phá vỡ khỏi những hạn chế của nguồn gốc khách quan.
Composition V, 1911
Trong Concerning the Spritual in Art, Kandinsky định nghĩa sự mâu thuẫn hay đối lập của màu sắc: “Như là một vòng tròn khổng lồ, một con trăn tự cắn đuôi của mình (biểu tượng của sự trường tồn và bất tận) ” Với kiến thức uyên thâm và tầm nhìn sâu sắc của mình, Kandinsky dường như đã nhận ra được mối quan hệ không thể phủ nhận giữa điều thấy được và điều vô hình. Ông đã định nghĩa âm thanh của từng màu sắc như sau
Yellow- Red Blue, 1925
Đỏ
Màu đỏ là một màu sắc mạnh mẽ của sự phi vật chất và tiếp thêm sức mạnh cho người xem. Nó giúp ta trở về với những niềm vui thời còn trẻ, nhưng đối với những gam màu đậm hơn, nó là biểu tượng của sự trưởng thành nam tính và đại diện cho tone cao của violin.
Cam
Màu cam tạo cảm giác nghiêm túc và sự rạng ngời của nó mang đến sức sống cho người xem. Âm thanh của nó tương tự như tiếng chuông nhà thờ, giọng baritone, hay đàn viola.
Improvisation 27, 1912
Vàng
Màu vàng rực sáng từ phần trung tâm trở ra. Có cảm giác như nó đang rời khỏi bức tranh và tiếp cận người xem. Nó tạo cảm giác không thoải mái và cảm giác không tỉnh táo… Nó là âm thanh của kèn trumpet hay bugle.
Xanh lá
Màu xanh lá thiếu sự vận động, nó khơi gợi sự bình tĩnh và bị động. Âm thanh của nó là tông thấp của cây đàn violin.
Composition VIII, 1923
Xanh dương
Màu xanh dương di chuyển một cách đồng tâm, như một con ốc sên bên trong chiếc vỏ của mình. Cảm giác như nó đang dần đi xa khỏi người xem. Đây là màu của sự tinh khiết, âm thanh của nó tương tự như sáo, cello hay organ.
Tím
Màu tím là một màu chậm chạp. Nó mang đến một cảm giác u buồn, bi thương và hình ảnh của tuổi già.Những âm thanh mà nó tạo ra tương tự như tiếng kèn co, kèn túi hay bassoon.
Composition IV, 1911
Trắng
Màu trắng đại diện cho thế giới nơi những màu sắc vật chất biến mất. Nó mang đến niềm vui thuần túy nhất. Nó là sự im lặng dọn đường cho những cơ hội sắp tới, là khoảng lặng ngắn trong một bài nhạc.
Đen
Đối nghịch với trắng, màu đen đại diện cho nỗi buồn, vì vậy nên nó rất chậm chạp và dường như không di chuyển. Nó khơi gợi sự chết chóc, và sự trống rỗng khi mặt trời buông xuống. Nó là sự im lặng hoàn toàn trước khi nốt nhạc tiếp theo được xướng lên.
Nguồn Tổng hợp – Bài Phúc Hồ – Vui lòng ghi rõ nguồn từ Vietnamcolor.vn khi muốn sao chép.
Pro Creative Class I Khóa học SÁNG TẠO, 6 buổi/tháng (cho mỗi môn học): Writing, Storytelling, Art, Design, Creativity. Học viết, thiết kế, tìm hiểu nghệ thuật, phương pháp tư duy, xây dựng giá trị cốt lõi của sáng tạo. Hotline: 0934068088 Email: Creative.proclass@gmail.com . Office: Công ty TNHH MTV Việt Thị . Address: 30, đường C18, phường 12, quận Tân Bình – HCM.
Creative Class PRO I Trường đại học 6 ngày với những buổi học và bài giảng sẽ tạo ra những gợn sóng xung đột trong tâm trí và trái tim bạn, làn sóng cảm hứng bất tận, giúp bạn tìm thấy những nguyên tắc dẫn lối tài năng của mình đến với cái đẹp và sự sáng tạo. Pro Creative Class sẽ như một cuốn sách hướng dẫn hành trình của bạn. Đây là lời mời hít thở bầu không khí đầy sức sống, cảm nhận ngọn lửa tận trái tim bạn và sự thăng hoa của tinh thần.